Tụt sụn mũi sau nâng là một trong những biến chứng thường gặp khi thẩm mỹ tại cơ sở kém uy tín. Vậy biến chứng này có nguy hiểm? Dấu hiệu nhận biết sớm là gì? Làm thế nào khi bị tụt sụn mũi? Cùng Bác sĩ Hoạt tìm lời giải đáp nhé!
Biến chứng tụt sụn mũi sau nâng
Dấu hiệu tụt sụn mũi
Tụt sụn mũi là biến chứng không hiếm gặp của nhiều người sau nâng mũi. Những dấu hiệu dễ nhận thấy như phần sóng thấp xuống so với vị trí ban đầu, mũi ủng đỏ, đau nhức, da mũi mỏng lộ sụn. Sau một thời gian nâng mũi, đầu mũi bị kéo dài hoặc biến dạng.
Tụt sụn khiến người bệnh có cảm giác khó chịu, không tự nhiên. Nhiều trường hợp biến chứng nặng khi thủng da đầu mũi, lồi sụn trông rất mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nguyên nhân biến chứng tụt sụn
Có nhiều nguyên nhân khiến khách hàng gặp biến chứng sau nâng mũi như:
Bác sĩ tay nghề yếu kém: hơn 50% biến chứng tụt sụn mũi xuất phát từ kỹ thuật và tay nghề của bác sĩ. Nếu bạn chọn bác sĩ tay ngang, chưa có kinh nghiệm sẽ dẫn đến quá trình bóc tách khoan và đặt sụn sai kỹ thuật, không đúng vị trí. Hậu quả có nguy cơ bị tụt sụn, lệch vẹo sụn sau nâng.
Sử dụng sụn quá cứng: sụn nâng mũi quá cứng đi kèm da mũi mỏng khiến cho việc khi cấy ghép sụn, da mũi không đủ khả năng để nâng đỡ, sụn không thể bám chắc vào xương. Qua thời gian, da mũi bị bào mòn, làm tụt sụn, lộ sụn thậm chí thủng da đầu mũi. Bên cạnh đó, sử dụng chất liệu sụn không tương thích cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như cơ thể đào thải gây ra dị ứng, bóng đỏ, lộ sóng.
Nâng mũi quá cao: nhiều người vẫn có tư tưởng nâng mũi càng cao càng đẹp. Bác sĩ Hoạt đã cảnh báo nhiều lần về tỉ lệ phát sinh biến chứng nếu nâng mũi quá cao. Do đó, trước khi nâng mũi, bác sĩ thường thăm khám và tư vấn, đánh giá nền mũi để đưa ra phương pháp phù hợp, đảm bảo an toàn cho khách hàng.
Nâng mũi bị tụt sụn có nguy hiểm không?
Mũi tụt sụn khiến nhiều người bị tư ti khi giao tiếp. Bên cạnh đó còn gây đau nhức, sưng tấy, thậm chí hoại tử và ảnh hưởng đến sức khỏe nếu để lâu.
Chính vì vậy, sau nâng mũi nếu có dấu hiệu bất thường, bạn hãy bình tĩnh và liên hệ ngay với bác sĩ phẫu thuật để có hướng khắc phục, không nên tự ý nắn mũi hay sử dụng các tác động làm ảnh hưởng.
Tụt sụn mũi sửa lại bằng cách nào?
Tụt sụn mũi hoàn toàn có thể khắc phục được nên bạn không cần quá lo lắng. Đối với trường hợp tụt sụn nếu không đi kèm dấu hiệu nhiễm trùng, bác sĩ sẽ chỉ định tháo sụn cũ và tái phẫu thuật. Với trường hợp mũi bị hoại tử, nhiễm trùng, bác sĩ sẽ tháo sụn cũ, xử lý viêm nhiễm, đợi mũi hồi phục sau đó chỉ định thời gian sửa lại.
Tùy vào trường hợp và mức độ biến chứng, bác sĩ có thể áp dụng phương pháp nâng mũi cấu trúc hoặc nâng mũi sụn sườn nhằm khắc phục mũi hỏng triệt để, đồng thời mang lại dáng mũi đẹp cho khách hàng.
Nhìn chung, những trường hợp nâng mũi bị tụt sụn đều do khách hàng tìm hiểu không kỹ lưỡng, phẫu thuật tại cơ sở kém uy tín. Hãy cẩn trọng trong việc lựa chọn địa điểm làm đẹp cho mình. Nếu bạn hoặc có người thân đang gặp biến chứng tụt sụn mũi¸hãy để lại thông tin cho Bác sĩ Hoạt để được tư vấn trực tiếp nhé!