Mũi co rút là một trong những biến chứng nghiêm trọng sau phẫu thuật nâng mũi. Hậu quả không chỉ ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ gương mặt mà còn là sức khỏe và tâm lý của khách hàng. Vậy tại sao mũi bị co rút? Phương pháp khắc phục là gì? Cùng Bác sĩ Hoạt tìm hiểu ngay nhé!
Tại sao mũi bị co rút? Cách khắc phục
Thế nào là mũi bị co rút?
Mũi bị co rút được hiểu là tình trạng biến dạng bên trong và bên ngoài mũi sau phẫu thuật nâng mũi. Có thể nhận biết dễ dàng bằng mắt thường với dấu hiệu vùng da mũi bị co rút lại rõ rệt khiến đầu mũi bị dúm vào hoặc hếch lên, làm lộ rõ lỗ mũi, biến dạng trụ mũi.
Ngoài ra, khi gặp tình trạng co rút mũi, khách hàng còn cảm thấy căng chặt vùng đầu mũi đi kèm viêm nhiễm và tấy đỏ.
Nguyên nhân mũi bị co rút sau nâng?
Tại sao mũi bị co rút sau nâng? Dưới đây là một số yếu tố có thể gây nên biến chứng này:
Kỹ thuật của bác sĩ: hiện nay có khá nhiều phương pháp nâng mũi sử dụng sụn vành tai, sụn được đưa vào khoang mũi sẽ tiếp tục được nuôi dưỡng và phát triển. Nhưng để thành công, cần phải tính toán chính xác và lấy đúng lượng sụn cần cấy ghép. Điều này đòi hỏi bác sĩ thực hiện có kỹ thuật, tay nghề, chuyên môn và kinh nghiệm lâu năm. Những sai xót có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của sụn, gây nên tình trạng co rút.
Bao xơ: thông thường, khi đặt chất liệu sụn vào mũi, mô xơ sẽ hình thành xung quanh vật liệu nâng. Bao xơ này sẽ ngăn không có chất liệu sụn liên kết với da, ngừa tổn thương da và duy trì độ dày của da, mô mềm. Tuy nhiên, khi gặp phải tình trạng nhiễm trùng hoặc tổn thương mô quá mức, thì mô xơ sẽ trở nên quá dày, quá rộng và bị co thắt. Từ đó gây nên tình trạng co rút mũi.
Phẫu thuật nhiều lần: có thể dẫn đến nguy cơ mũi nhiễm trùng hoặc bị tổn thương, hoại tử da gây nên biến chứng co rút sẹo.
Đặt sụn quá cao: gây nên áp lực lớn lên da, gây bào mỏng da dẫn đến co rút.
Tháo sụn đã nâng: do một nguyên nhân nào đó khiến bạn phải tháo sụn đã nâng nhưng lại chưa đặt sụn mới ngay có thể dẫn đến co rút mũi. Riêng trường hợp này, bác sĩ sẽ can thiệp áp dụng cấy mỡ trung bì để giữ nguyên dáng mũi trước khi đặt sụn mới.
Hậu quả nếu không khắc phục kịp thời
Mũi co rút biến dạng sau nâng nếu không được khắc phục kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Đầu tiên là ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, sau là những nguy hại về sức khỏe và tâm lý. Không ít trường hợp mũi từ từ bị hoại tử nặng.
Cách khắc phục mũi bị co rút sau nâng
Sau khi tìm hiểu tại sao mũi bị co rút, bạn hãy bình tĩnh tìm đến bác sĩ sửa mũi giỏi để khắc phục biến chứng. Sửa lại mũi bị co rút là quy trình đầy khó khăn, không phải cũng có đủ kinh nghiệm để thực hiện. Với mũi co rút, bác sĩ cần chỉnh sửa lại toàn bộ dáng mũi bao gồm sóng, đầu mũi và trụ mũi.
Tại bác sĩ Hoạt, phương pháp được ưu tiên khi sửa biến chứng này là nâng mũi sụn sườn. Đầu tiên, bác sĩ sẽ thăm khám đánh giá tình trạng co rút, xác định các tổn thương cấu trúc mũi, kiểm tra vách ngắn, trụ mũi. Bên cạnh đó cũng xem xét khả năng đàn hồi của da mũi nhằm đưa ra phương pháp phù hợp cũng như chiều cao mũi có thể nâng lên và chiều dài đầu mũi có thể kéo ra.
Sau đó, bác sĩ tiến hành bóc tách toàn bộ bao xơ ở mũi, rút sụn cũ. Một số trường hợp cần chờ cho đến khi mũi ổn định mới phẫu thuật lại được.
Cuối cùng thực hiện phẫu thuật nâng mũi sụn sườn. Sử dụng sụn sườn dựng lại trụ mũi vững chắc, sụn vành tai kéo dài và bao bọc đầu mũi, sụn sinh học Surgiform nâng cao sóng mũi. Phương pháp này khắc phục triệt để biến chứng mũi co rút, tái cấu trúc dáng mũi và ngừa nguy cơ lộ sóng, bóng đỏ sau nâng.
Lưu ý: Tùy mức độ co rút cũng như tình trạng da mũi mà kết quả sau tái phẫu thuật của mỗi người khác nhau. Thông thường hiệu quả sẽ đạt trên 90%.
Bác sĩ Hoạt khuyến khích khách hàng cần tìm hiểu kỹ về quy trình phẫu thuật cũng như địa chỉ, bác sĩ phẫu thuật uy tín để tránh “tiền mất tật mang”, kéo thêm những hệ lụy về sức khỏe, thời gian và tiền bạc.
Trên đây là những thông tin giải đáp tại sao mũi bị co rút cũng như phương hướng khắc phục. Mọi thắc mắc cần được giải đáp và tư vấn, vui lòng để lại thông tin vào FORM TƯ VẤN dưới đây, bác sĩ sẽ giải đáp trực tiếp.