Nhiễm trùng sau nâng mũi là một trong những biến chứng hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, quá trình từ phẫu thuật đến khi hoàn thiện cần có thời gian, vì vậy hoàn toàn có thể xuất hiện biến chứng. Lưu lại những nguyên nhân và dấu hiệu nhiễm trùng ngay dưới đây để có cách ngăn ngừa và xử lý nhé!
Nhiễm trùng sau nâng mũi
Nguyên nhân mũi nhiễm trùng sau nâng
Tỷ lệ nhiễm trùng sau nâng mũi là khá thấp. Bác sĩ Hoạt chỉ ra những nguyên nhân gây biến chứng nhiễm trùng sau:
- Phẫu thuật nâng mũi tại cơ sở spa hay thẩm mỹ viện thiếu uy tín, không đảm bảo vô trùng dụng vụ, trang phục với thiết bị hiện đại theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Điều này gây nguy cơ nhiễm trùng cao sau phẫu thuật.
- Tay nghề bác sĩ non kém, thiếu kinh nghiệm. Bác sĩ phẫu thuật quyết định đến 80% sự thành công của ca nâng mũi. Các thao tác như bóc tách, cắt ghép nếu không được thực hiện chính xác, đúng kỹ thuật sẽ gây nên tổn thương, xâm lấn, nhiễm trùng.
- Quá trình chăm sóc hậu phẫu không tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ như vệ sinh sai cách, sử dụng rượu bia và các chất kích thích, không kiêng khem ăn uống, không uống thuốc theo chỉ định…
- Sử dụng chất liệu sụn kém chất lượng, không có độ tương thích cao với cơ thể, gây nên trường hợp tự động đào thải khỏi cơ thể sau một thời gian, tiềm ẩn nhiều rủi ro cao.
Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng sau nâng mũi
Sau phẫu thuật nâng mũi, hầu hết mọi người đều gặp hiện tượng đau nhức và sưng nhẹ vùng mũi. Tuy nhiên, bên cạnh tình trạng sưng nhẹ, nếu đi kèm những dấu hiệu dưới đây thì rất có thể bạn đang bị nhiễm trùng sau nâng mũi.
Mũi sưng và căng tức
Sau khoảng 2 tuần phẫu thuật, nếu bạn thấy sưng và đỏ đi kèm mũi sưng to và cảm giác căng tức khó chịu liên tục thì nên tìm bác sĩ kiểm tra. Vì rất có thể vết thương đã bị nhiễm trùng.
Nóng, sốt và đau nhức ở mũi
Do có sự can thiệp bóc tách và đặt chất liệu sụn vào bên trong, nên trong thời gian đầu sau nâng mũi, bạn sẽ có cảm giác đau nhẹ. Đây là phản ứng bình thường của cơ thể. Nếu sau 3-5 ngày, vùng mũi bị đau, tức và khó chịu thì đây cũng là dấu hiệu nhiễm trùng sau nâng mũi. Đặc biệt đi kèm tình trạng nóng sốt.
Mũi bị chảy dịch và mủ bên trong
Trong trường hợp sau phẫu thuật, thao tác nẹp mũi sai cách hoặc dụng cụ y tế chưa được vô trùng tiếp xúc với vết thương hở, sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Hậu quả gây nên nhiễm trùng, mũi xuất hiện tình trạng chảy dịch và mủ có mùi hôi bên trong.
Mũi xuất hiện vết màu đen đậm
Sau nâng mũi, nếu do cơ địa mũi có thể xuất hiện vết tím đen do máu bầm chưa tan hết. Nhưng nếu mũi chuyển sang màu đen đậm thì rất có thể là do nhiễm trùng nặng. Nguyên nhân là do vi khuẩn xâm nhập vào khoang mũi, khiến các tế bào xung quanh chết đi và trở thành màu đen.
Hướng dẫn cách xử lý
Làm thế nào khi mũi bị nhiễm trùng sau nâng? Khi xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng, hãy bình tĩnh và báo ngay cho bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời.
Tùy theo tình trạng nhiễm trùng sau nâng mũi, bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp. Có thể là thay đổi thuốc đang sử dụng, bơm rửa kháng sinh và theo dõi… Trường hợp nặng hơn có thể tiến hành tái phẫu thuật thay thế vật liệu sụn.
Riêng đối với mũi bị tổn thương nặng và chuyển màu đen đậm, bác sĩ có thể chỉ định tháo sụn và đặt trung bì để giữ lại dáng mũi. Sau đó theo dõi từ 3-6 tháng, vết thương hồi phục và tái phẫu thuật chỉnh sửa.
Một lời khuyên hữu ích dành cho bạn: Để không gặp biến chứng và sửa lại nhiều lần, ngay từ đầu bạn hãy tìm hiểu và lựa chọn cho mình địa chỉ nâng mũi uy tín, bác sĩ tay nghề giỏi để không phải gánh hậu quả nghiêm trọng.
Tại TPHCM, Bác sĩ Hoạt là một trong những bác sĩ nâng mũi giỏi với hơn 13 năm kinh nghiệm. Bác sĩ đã nhận được nhiều phản hồi và đánh giá tốt từ khách hàng. Cam kết mang lại chiếc mũi đẹp và an toàn nhất cho bạn.
Hy vọng với những dấu hiệu nhiễm trùng mũi sau nâng và nguyên nhân gây ra, bạn đã có cho mình những thông tin hữu ích. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ hotline để được tư vấn trực tiếp với bác sĩ.