Sửa mũi hỏng - chữa tâm hồn
Biến chứng lộ sóng, bóng đỏ, nhiễm trùng, co rút… là những gì không ai mong muốn sau nâng mũi. Sửa mũi hỏng lần đầu không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn tác động không nhỏ đến tâm lý, gây ra trầm cảm, tự ti. Sửa mũi hỏng tại Bác sĩ Hoạt sẽ giải cứu mọi biến chứng mũi hỏng. Đừng bỏ qua những thông tin quan trọng trong bài viết này.
Nguyên nhân hỏng mũi sau nâng
Thẩm mỹ mũi mang lại dáng mũi đẹp, thanh tú và hài hòa cho khách hàng. Nhưng đôi khi, nó lại là con dao hai lưỡi. Hiện nay, biến chứng mũi hỏng không còn là hiếm nữa. Hậu quả khôn lường mà nó gây ra không chỉ ảnh hưởng về thẩm mỹ mà còn cả sức khỏe của con người.
Mỗi ngày, Bác sĩ Hoạt tiếp nhận không ít khách hàng đến sửa mũi hỏng trong tình trạng nghiêm trọng. Hầu hết nguyên nhân gặp biến chứng là:
- Thẩm mỹ tại cơ sở không đạt tiêu chuẩn, spa hoạt động “chui”.
- Bác sĩ thẩm mỹ tay ngang, không có kinh nghiệm, tay nghề non kém.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ y tế không được vô trùng, vô khuẩn.
- Sử dụng chất liệu nâng kém chất lượng.
- Bị dị ứng với sụn nâng mũi.
- Chế độ chăm sóc không khoa học.
- Phương pháp nâng mũi không phù hợp.
- Tai nạn ngoài ý muốn (số ít)
Tại sao nên chọn Bác sĩ Hoạt
-
KINH NGHIỆM: Bác sĩ Hoạt được đào tạo CKI thẩm mỹ và có hơn 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm mỹ mũi.
-
TÂM HUYẾT: Bác sĩ Hoạt luôn lắng nghe mong muốn của từng khách hàng, từ đó đưa ra phương pháp tối ưu và dáng mũi phù hợp nhất.
-
AN TOÀN: Bác sĩ Hoạt trực tiếp tư vấn và phẫu thuật, đảm bảo an toàn cho từng ca phẫu thuật.
-
UY TÍN: Đã thực hiện thành công hơn 16000 ca nâng mũi, nhận phản hồi tích cực từ khách hàng.
các trường hợp mũi hỏng sau nâng
Khi nhìn trực diện có thể thấy sóng mũi hoặc đầu mũi bị lệch sang một bên. Biến chứng kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây khó khăn cho chức năng thở.
Nguyên nhân do kỹ thuật tạo khoang, đặt sống mũi của bác sĩ hoặc do va đập trong quá trình chăm sóc, ngủ nghiêng trong thời gian đầu cũng khiến mũi bị lệch ít nhiều.
Biến chứng phổ biến khi sử dụng sụn nâng mũi quá cao, chất liệu sụn nâng quá cứng hoặc đặt sụn quá sát da, tụt sụt tạo nên áp lực cho da mũi, gây căng tức và làm da mỏng dần theo thời gian. Nhìn chung, nguyên nhân dẫn đến biến chứng này là cơ thể dị ứng với chất liệu sụn nhân tạo, da đầu mũi quá mỏng.
Kỹ thuật nâng mũi không đảm bảo, chất liệu sụn không phù hợp, quá trình chăm sóc hậu phẫu sai cách gây ra tình trạng nhiễm trùng. Kết quả mũi bị co rút, ngắn hếch, biến dạng nặng nề. Biến chứng này bác sĩ Hoạt đánh giá là một trong những biến chứng khó xử lý trong các trường hợp sửa mũi hỏng.
Đây là biến chứng rất nặng sau nâng mũi. Tại mũi xuất hiện tình trạng mưng mủ, sưng đỏ kèm theo đau nhức, chảy dịch có mùi hôi tanh… Nguyên nhân phần lớn do tay nghề bác sĩ, môi trường phẫu thuật không đảm bảo và chăm sóc hậu phẫu. Ngay khi có dấu hiệu nhiễm trùng, bạn cần quay lại gặp bác sĩ đã làm cho mình hoặc tìm một bác sĩ giỏi khác sửa mũi hỏng và khắc phục kịp thời.
Sử dụng sụn kém chất lượng, sụn quá cứng, quá dày, không đảm bảo, không tương thích với cơ thể. Sụn quá cứng không ôm sát dáng mũi, không liên kết với mô xương mũi, lâu dần bào mòn lớp da mũi. Hậu quả là thủng da đầu mũi, lòi sụn ra ngoài.
Ngoài ra, còn do bác sĩ đặt sống mũi quá nông trong khi kích thước sụn lớn. Hậu quả gây ra hoại tử và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Tiêm filler hoặc nâng mũi chỉ là một trong nhưng phương pháp thẩm mỹ mũi không phẫu thuật được nhiều người lựa chọn. Thời gian thực hiện nhanh và chi phí rẻ là lý do khiến nhiều người lựa chọn.
Hiện nay, biến chứng tiêm filler, nâng mũi chỉ không hiếm. Nguyên nhân do sử dụng filler giả, không rõ nguồn gốc và thực hiện kỹ thuật.
Phương pháp chỉnh sửa mũi hỏng
Để sửa mũi hỏng hiệu quả, bác sĩ Hoạt cần trực tiếp thăm khám, căn cứ vào từng tình trạng cụ thể của khách hàng trước khi đưa ra chỉ định phương pháp khắc phục. Với mỗi người, tình trạng và mức độ hỏng là khác nhau, hiệu quả sửa cũng không giống nhau vì vậy không thể áp dụng 1 phương pháp cho tất cả các trường hợp.
Nếu nâng mũi lần 1 khó 1 thì sửa mũi hỏng lần 2 lại khó gấp nhiều lần. Đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm. Bác sĩ không chỉ khắc phục tình trạng mũi hỏng hiện tại, mà còn chỉnh sửa mũi hài hòa, cân đối với tổng thể khuôn mặt.
Sai lần 1 thì có thể sửa, nhưng sai nhiều lần thì chỉ càng khiến sức khỏe xuống cấp và kinh tế ảnh hưởng. Mũi nâng đi nâng lại sẽ càng mỏng da, càng sửa thì càng không cho kết quả đẹp.
Điều quan trọng khi chẳng may gặp biến chứng sau nâng mũi, bạn cần bình tĩnh, tìm hiểu và nghiên cứu địa chỉ uy tín, bác sĩ giỏi, hoặc có thể gặp bác sĩ trực tiếp nâng cho mình. Có như vậy mới tìm ra phương pháp sửa mũi hỏng phù hợp và hiệu quả.
Bác sĩ Hoạt dành lời khuyên cho khách hàng: “Thay vì sửa mũi hỏng nhiều lần, khiến sức khỏe bị ảnh hưởng, tốn kém chi phí thì ngay từ lần nâng đầu tiên, hãy lựa chọn bác sĩ giỏi, cơ sở thẩm mỹ uy tín để đặt niềm tin. Có như vậy, mới đảm bảo an toàn và hiệu quả thẩm mỹ lâu dài.”
Khắc phục mũi hỏng sau nâng có được như mới?
Sửa mũi hỏng còn khó hơn nhiều lần so với nâng lần đầu. Để thành công, còn phụ thuộc vào yếu tố như môi trường, cơ sở thẩm mỹ và bác sĩ thực hiện. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm, Bác sĩ Hoạt với hơn 13 năm kinh nghiệm sẽ khắc phục biến chứng, mang lại hiệu quả thẩm mỹ tốt nhất. Đối với những trường hợp mũi hỏng nặng như co rút, hoại tử thì hiệu quả thông thường sẽ đạt trên 90%.
Không phải trường hợp nào cũng áp dụng chung một phương pháp sửa mũi hỏng. Bạn cần gặp trực tiếp bác sĩ để có phương hướng xử lý tối ưu.
Ưu điểm sửa mũi hỏng
Thấu hiểu tâm lý và nỗi lo của khách hàng khi gặp biến chứng sau nâng mũi, bác sĩ Nguyễn Hữu Hoạt cùng đội ngũ tại Saigon Star không ngừng nâng cao tay nghề, cải tiến kỹ thuật nâng và sửa mũi. Chú trọng đầu từ máy móc, trang thiết bị, cập nhật xu hướng làm đẹp và sử dụng chất liệu nâng mũi an toàn.
Sửa mũi hỏng rất phức tạp, đòi hỏi sự tỉ mỉ và tính chính xác cao. Bác sĩ Hoạt với hơn 13 năm kinh nghiệm, thực hiện thành công hơn 16000 ca nâng mũi. Bác thấu hiểu được sự mặc cảm và tự ti của chị em khi sửa mũi hỏng sau nâng. Hàng nghìn khách hàng đã được bác “giải cứu” mũi hỏng thành công, đây cũng là động lực giúp bác không ngừng cố gắng, nâng cao tay nghề, học hỏi để mang lại giá trị tốt nhất cho khách hàng.
Với mỗi trường hợp, bác sĩ sẽ trực tiếp thăm khám, tư vấn và đưa ra phương pháp sửa mũi phù hợp. Đảm bảo cho khách hàng hài lòng với ưu điểm không sưng, không đau, không biến chứng. Mũi sau nâng đẹp tự nhiên, thanh tú và hài hòa với khuôn mặt.
Nếu bạn đang gặp biến chứng sau nâng mũi, hãy liên hệ ngay với Bác sĩ Hoạt để được tư vấn và thăm khám miễn phí!
Quy trình sửa lại mũi hỏng
Có 50% trong tổng số ca nâng mũi tại Saigon Star là sửa mũi hỏng. Toàn bộ quy trình phẫu thuật chỉnh sửa mũi hỏng tại Saigon Star do Bác sĩ Hoạt thực hiện đều khép kín, đảm bảo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Phẫu thuật sửa mũi sụn sườn thực hiện tại Bệnh viện được cấp phép, đảm bảo an toàn và hiệu quả thẩm mỹ
-
Bước 1: Bác sĩ Hoạt thăm khám tình trạng mũi hỏng, xác định nguyên nhân gây ra biến chứng. Lắng nghe và giải đáp thắc mắc cho khách hàng, tư vấn phương pháp khắc phục biến chứng phù hợp.
-
Bước 2: Khám sức khỏe tổng quát, đảm bảo khách hàng đủ điều kiện phẫu thuật.
-
Bước 3: Phác thảo dáng mũi trước khi phẫu thuật.
-
Bước 4: Sát khuẩn và gây tê vô cảm, giảm cảm giác đau đớn, khó chịu cho khách hàng.Riêng nâng mũi sụn sườn, khách hàng sẽ được gây mê. Vì phải lấy sụn tại vị trí xương sườn số 7 hoặc số 8.
-
Bước 5: Tiến hành phẫu thuật chỉnh sửa mũi hỏng.
-
Bước 6: Chăm sóc hậu phẫu.
Hình ảnh trước & sau
Chăm sóc hậu phẫu
Trong 2-3 ngày đầu, bạn nên chườm lạnh xung quanh vùng mũi, má để giảm sưng bầm. Tuyệt đối không chườm và tác động trực tiếp đến vùng mũi. Sau 4-5 ngày, bạn chườm ấm để giúp máu lưu thông tốt hơn.
- Vệ sinh vết thương vùng mũi bằng nước muối sinh lý và bông tăm nhẹ nhàng.
- Tránh ăn rau muống, hải sản và các thức ăn kích ứng với cơ thể
- Ăn thức ăn mềm để việc ăn nhai không ảnh hưởng và tác động đến vết thương ở mũi. Hỗ trợ cho chiếc mũi được lành nhanh chóng
- Không được chà xát ở vùng mũi. Đặc biệt, sau mũi siêu cấu trúc vài ngày. Chúng ta không nên khịt và hỉ mũi, điều này sẽ làm ảnh hưởng và tác động xấu đến mũi mới
- Tránh vận động mạnh hoặc chơi thể thao. Vì những việc làm này có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hồi phục vết thương ở mũi
- Không sử dụng mắt kính hoặc các vật dụng khác để đặt lên chiếc mũi.
- Chỉ sử dụng thuốc theo kê đơn của bác sĩ, tuyệt đối không được sử dụng thuốc ngoài.
- Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.
Câu hỏi thường gặp
Nhiều người sau khi gặp biến chứng, vội vàng tiến hành phẫu thuật. Bác sĩ Hoạt khuyến cáo không nên phẫu thuật lại ngay khi vừa có biến chứng. Vì mũi chưa hồi phục hoàn toàn, cấu trúc mô xương còn yếu. Nếu tái phẫu thuật ngay rất dễ nguy hiểm cho sức khỏe và chức năng mũi.
Thời điểm lý tưởng nhất là từ 3-6 tháng sau nâng mũi (tùy trường hợp). Khách hàng cần thăm khám để đánh giá chính xác thời gian và phương pháp sửa mũi hỏng.
- Ngay khi có dấu hiệu biến chứng sau nâng, hãy đến gặp trực tiếp bác sĩ để được thăm khám và nhận lời khuyên kịp thời.
- Chọn phương pháp nâng mũi phù hợp với hiện trạng của mình.
- Chọn chất liệu sụn sửa mũi an toàn, chính hãng.
- Tìm hiểu và lựa chọn bác sĩ có tay nghề, trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm.
- Tìm đến thẩm mỹ viện uy tín, chất lượng, đáng tin cậy và được Sở y tế cấp phép thực hiện phẫu thuật nâng mũi.
- Sau khi sửa mũi hỏng, tuyệt đối tuân theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ về chế độ chăm sóc, kiêng khem.