Nguyên nhân mũi bị co rút là gì? Biến chứng này có nguy hiểm không và phải xử lý như thế nào? Bác sĩ Hoạt giải đáp ngay trong bài viết này!

Nguyên nhân mũi bị co rút

Nguyên nhân mũi bị co rút

Thế nào là mũi bị co rút?

Mũi bị co rút sau nâng là biến chứng thường gặp. Dấu hiệu dễ nhận thấy như vùng da đầu mũi co rút rõ rệt, khiến đầu mũi hếch lên hoặc bị dúm lại, lộ rõ lỗ mũi, da mũi co thắt chặt lấy phần sụn nâng mũi, biến dạng trụ mũi… Tình trạng co rút có thể đi kèm với viêm nhiễm, tấy đỏ đầu mũi.

Biến chứng co rút thường xảy ra khi mũi bị nhiễm trùng sau nâng, lúc này vùng da đầu mũi dễ bị tổn thương và co rút lại.

Nguyên nhân mũi bị co rút sau nâng

Biến dạng co rút mũi xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như:

  • Sử dụng sụn nhân tạo kém chất lượng, hình thành bao xơ, không tương thích với cơ thể dễ gây viêm nhiễm và đào thải.
  • Bác sĩ phẫu thuật không có chuyên môn, sử dụng sụn không đúng tỷ lệ, thao tác đặt sụn sai vị trí.
  • Phẫu thuật chỉnh sửa mũi nhiều lần, nguy cơ nhiễm trùng cao hơn, mô mũi bị tổn thương gây hoại tử da, mô mềm, sụn cánh mũi dẫn đến co rút. 
  • Nguyên nhân mũi bị co rút khác là kích thước vật liệu độn không phù hợp, gây áp lực lớn lên da mũi, bào mỏng da, ảnh hưởng đến chất lượng da.
  • Dụng cụ, trang thiết bị phẫu thuật không được vô trùng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm dẫn đến co rút mũi sau nâng.
  • Bao xơ hình thành quanh vật liệu độn cấy ghép, tình trạng này dẫn đến nhiễm trùng hoặc tổn thương mô quá mức. Lúc này xảy ra hiện tượng bao xơ co thắt, gây co rút mũi. 
  • Chế độ chăm sóc hậu phẫu không đúng cách.

Mũi bị co rút

Cách xử lý mũi co rút

Khi phát hiện mũi bị nhiễm trùng, khách hàng nên tìm bác sĩ giỏi hoặc bác sĩ đã phẫu thuật cho mình để được thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời.

Bác sĩ cần biết được nguyên nhân mũi bị co rút sau nâng. Nếu mũi mới bị nhiễm trùng, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng kháng sinh phù hợp. 

Để xử lý tình trạng co rút khi mũi đang bị nhiễm trùng đòi hỏi bác sĩ phải có chuyên môn cao, kỹ thuật vững. Trong trường hợp cần rút sụn cũ ra, bác sĩ có thể chỉ định đặt mỡ trung bì để giữ dáng mũi cho đến khi có thể tái phẫu thuật, tránh nhiễm trùng.

Chỉnh sửa mũi bị co rút là kỹ thuật khó khăn và đòi hỏi tính chuyên môn cao. Khi mũi bị co rút, không chỉ da bị thiếu mà nhiều trường hợp không đủ sụn vách ngăn và sụn tai để tái tạo mũi, lúc này buộc sử dụng sụn sườn.

Chỉnh sửa mũi bị co rút

Nâng mũi cấu trúc sụn sườn được xem là giải pháp phù hợp để khắc phục biến chứng co rút. Phương pháp tối ưu giúp dựng trụ mũi vững chắc, tạo hình và kéo dài đầu mũi hoàn chỉnh. Kết hợp hoàn hảo sụn nhân tạo và sụn tự thân, nhằm đảm bảo an toàn hiệu quả thẩm mỹ.

Lưu ý dành cho khách hàng

Nâng mũi bị co rút là biến chứng không ai muốn, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều hệ lụy đáng tiếc. Không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn là sức khỏe và tâm lý.

Ngay khi có dấu hiệu co rút sụn, bạn hãy bình tĩnh, nhanh chóng quay lại cơ sở thẩm mỹ để có phương hướng khắc phục.

Bác sĩ Hoạt chia sẻ: “Nhiều khách hàng rơi vào trầm cảm khi gặp biến chứng sau nâng mũi. Chính vì vậy, ngay từ khi có ý định nâng mũi, bạn nên tìm hiểu thật kĩ cơ sở thẩm mỹ, bác sĩ phẫu thuật để đảm bảo an toàn cho chính mình. Bất kỳ sai lầm nào đều có thể khiến tiền mất tật mang.”

Hy vọng qua những gì chúng tôi vừa chia sẻ đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân mũi bị co rút và cách xử lý. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại liên hệ hotline để được tư vấn miễn phí!