Vệ sinh sau nâng mũi đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ quá trình hồi phục vết thương và kết quả thẩm mỹ. Sự chủ quan trong cách chăm sóc, vệ sinh có thể dẫn đến nhiều biến chứng. Dưới đây, bác sĩ Hoạt hướng dẫn cách vệ sinh mũi sau nâng tại nhà chuẩn y khoa.

Vệ sinh sau nâng mũi tại nhà

Cách vệ sinh sau nâng mũi tại nhà chuẩn y khoa

Vệ sinh mũi trong tuần đầu tiên

Sau nâng mũi, trong vài ngày đầu tiên tại vết thương sẽ có dịch nhầy hoặc chút máu, đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn một số gạc y tế, bạn có thể sử dụng để thấm các chất dịch này. Lưu ý nên thay gạc thường xuyên để đảm bảo vệ sinh.

Đối với vệ sinh sau nâng mũi, bạn cần lưu ý rửa sạch tay trước và thực hiện các thao tác nhẹ nhàng, tránh các tác động mạnh va chạm làm ảnh hưởng dáng mũi.

Bạn có thể dùng dung dịch Povidine, thấm vào miếng gạc, nhẹ nhàng lau lên vết mổ. Sau đó dùng nước muối sinh lý lau lại 1 lần nữa. Nên vệ sinh bằng nước muối sinh lý 3-4 lần/ngày, vệ sinh cả bên ngoài và bên trong khoang mũi. Sau đó, tra thuốc mỡ theo chỉ định của bác sĩ.

Vệ sinh vết thương bằng nước muối sinh lý

Với trường hợp nâng mũi có sử dụng sụn tai thì bạn cũng kết hợp vệ sinh vết thương tương tự như vùng mũi để giúp vết thương nhanh lành.

Trong quá trình vệ sinh vết thương tại nhà, khách hàng cũng cần lưu ý việc rửa mặt và gội đầu. Nếu có điều kiện, hãy ra tiệm gội, kết hợp dùng khăn mềm, sạch để tránh nước chảy vào mũi.

Sau nâng mũi, không thể tránh được sưng nề hai bên má. Trong 1-2 ngày đầu, hãy chườm lạnh để co mạch, cầm máu và giảm sưng viêm. Lưu ý chỉ chườm xung quanh vùng mũi, má, không chườm trực tiếp lên mũi để tránh nhiễm trùng.

Sau 3 ngày, thực hiện chườm ấm để giãn mạch, giảm sưng viêm hiệu quả.

Sau khoảng 1 tuần bạn sẽ được cắt chỉ. Hãy đến đúng hẹn và không nên tự xử lý tại nhà.

Vệ sinh khi vết thương bắt đầu liền

Từ tuần thứ 2 trở đi, vết thương tại vùng mũi và vành tai bắt đầu tiên. Nhưng không vì thế mà bạn lơ là việc vệ sinh. Trong thời gian này, hãy tiếp tục vệ sinh bằng nước muối sinh lý, kết hợp sử dụng kem chống sẹo theo hướng dẫn. Không tự ý thoa thuốc kháng sinh hay bất kỳ loại thuốc nào không có sự đồng ý của bác sĩ.

Vệ sinh mũi khi có dấu hiệu nhiễm trùng

Chắc chắn đây là trường hợp không ai mong muốn xảy ra. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó khiến bạn gặp biến chứng nhiễm trùng sau nâng mũi. Dấu hiệu dễ nhận biết như sưng tấy, chảy dịch, mưng mủ.

Lúc này, đừng nghe và không áp dụng mẹo dân gian để chữa trị. Hãy bình tĩnh, vệ sinh sạch sẽ vết thương bằng nước muối sinh lý, liên hệ lại với bác sĩ phẫu thuật để được thăm khám, kiểm tra và tìm cách khắc phục hiệu quả.

Nên làm gì sau khi nâng mũi?

Bên cạnh vệ sinh sau nâng mũi, bạn cũng cần tuân thủ một số nguyên tắc và chỉ định từ bác sĩ để có kết quả thẩm mỹ tốt nhất.

  • Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ để giảm đau nhức, sưng bầm nhanh chóng.
  • Tái khám theo lịch hẹn để được theo dõi và kiểm tra quá trình hồi phục.
  • Thực hiện chế độ nghỉ ngơi khoa học.
  • Duy trì dinh dưỡng hợp lý, khoa học giúp tăng đề kháng.

Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Không nên làm gì sau nâng mũi?

Để tránh tình trạng sưng viêm, nhiễm trùng và hàng loạt các biến chứng khác, dưới đây là một số điều kiêng kị:

  • Không sờ nắn mũi, vận động mạnh.
  • Không nằm nghiêng, nằm sấp.
  • Không đeo kính, trang điểm ở vùng mũi.
  • Không ăn thực phẩm gây sẹo, sưng viêm, chảy máu.

3 tháng đầu tiên là thời gian vàng để mô mũi tái tạo, phần sụn thích ứng và liên kết, vì vậy bạn tuyệt đối không được chủ quan. Hãy thực hiện tốt chế độ chăm sóc khoa học và vệ sinh sau nâng mũi đúng cách để giúp mũi mau lành và lên form đẹp nhé.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại thông tin để được bác sĩ tư vấn trực tiếp.

Chúc các bạn sớm có dáng mũi hoàn thiện!

Có thể bạn quan tâm