Hiện nay có rất nhiều sụn được sử dụng trong nâng mũi. Hiểu rõ các loại sụn nâng mũi sẽ giúp bạn có lựa chọn tốt nhất cho mình. Sụn càng chất lượng, độ tương thích cao thì càng mang lại hiệu quả thẩm mỹ và tính an toàn lâu dài. Bác sĩ Hoạt sẽ bật mí các loại sụn nâng mũi phổ biến trong bài viết này!
Bật mí các loại sụn nâng mũi phổ biến
Sụn nâng mũi là gì?
Trong phẫu thuật nâng mũi, sụn nâng mũi đóng vai trò quan trọng, là yếu tố then chốt tạo nên dáng mũi đạt đến mức cho phép. Tùy vào tình trạng và nhu cầu của mỗi người, bác sĩ sẽ tư vấn sử dụng và kết hợp sụn phù hợp. Chính vì vậy, nắm kiến thức về các loại sụn nâng mũi sẽ góp phần giúp bạn thực hiện phẫu thuật hiệu quả.
Sụn nâng mũi là vật liệu được dùng để nâng cao sống, dựng trụ, kéo dài và bao bọc đầu mũi. Đồng thời khắc phục các khuyết điểm của chiếc mũi.
Với sự phát triển của khoa học, nhiều loại sụn được ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu làm đẹp, khắc phục khuyết điểm của dòng sụn cũ. Sụn nâng mũi được chia thành sụn nhân tạo và sụn tự thân.
Sụn nhân tạo
Sụn nhân tạo được sản xuất từ các nguyên liệu nhân tạo, tương thích với cơ thể người. Khi được sử dụng để cấy ghép, khởi tạo đường nét sẽ có khả năng tồn lại lâu dài mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Các dòng sụn nhân tạo cao cấp hiện nay có khả năng tương thích với cơ thể đến 98%. Thông thường, sụn nhân tạo được đặt ở 2/3 sống mũi với nhiệm vụ nâng cao với tỷ lệ phù hợp.
Sụn Surgiform
Trong các loại sụn nâng mũi, Surgiform được đánh giá là chất liệu sụn sinh học cao cấp và tốt nhất hiện nay. Sụn được làm từ 100% ePTFE – chất liệu an toàn trong y tế, được dùng làm mạch máu nhân tạo.
Với thiết kế từ hàng triệu lỗ siêu nhỏ, khả năng chịu lực tốt, bám dính cao, có độ đàn hồi và mềm dẻo nhất định. Sụn Surgiform đã được FDA (Hoa Kỳ) chứng nhận an toàn và cấp giấy phép sử dụng.
Độ tương thích của Surgiform với cơ thể người lên đến 98%, vì vậy có thể ngăn ngừa tối đa biến chứng đào thải, lộ sóng, di lệch, tụ dịch sau nâng. Tính định hình cao, dễ cắt gọt tạo hình. Vì vậy, đây là lựa chọn tối ưu dành cho tất cả những ai đang muốn sở hữu chiếc mũi đẹp hoàn hảo với cấu trúc gương mặt.
Nhược điểm lớn nhất của sụn Surgiform nằm ở chi phí sẽ cao hơn một số dòng sụn khác. Đồng thời, không phải đơn vị nào cũng nhập khẩu chính hãng như Saigon Star.
Sụn Silicon
Chất liệu sụn nhân tạo thế hệ đầu tiên và vẫn được sử dụng phổ biến hiện nay. Trải qua nhiều năm phát triển với nhiều cải tiến, sụn silicon đã có thể tồn tại trong cơ thể người từ 3-10 năm và hạn chế khả năng gây biến chứng.
Sụn được làm từ plastic, có hình dáng dọc theo dáng mũi từ góc mũi đến chân trụ mũi, thiết kế sụn có chân.
Ưu điểm của sụn:
- Tạo dáng mũi đẹp, có độ tự nhiên.
- Không lộ dấu vết thẩm mỹ.
- Dễ cắt gọt tạo hình.
Tuy vết, kết cấu đặc của sụn Silicon khi cấy ghép vào mũi sẽ tạo nên áp lực lớn, gây bóng đỏ đầu mũi, dễ tụt sống mũi. Độ bám dính của sụn không cao nên dễ bị xô lệch. Khả năng gây ra bao xơ các vùng xung quanh. Vì vậy, khách hàng cần cân nhắc khi sử dụng sụn này.
Sụn SoftXiL
Về thiết kế hình dáng cũng tương tự như sụn Silicon. Sụn Softxil có nguồn gốc từ Hàn Quốc và đã được FDA (Hoa Kỳ) chứng nhận an toàn cùng khả năng tương thích với cơ thể hơn 80%.
Sụn gồm 2 lớp: lớp phía trên cứng để định hình sống mũi, lớp dưới mềm mại có độ bám dính vào để giúp mũi không bị xô lệch.
So với Silicon, Sụn Softxil sở hữu nhiều ưu điểm cải tiến hơn:
- Độ bám dính tốt.
- Khả năng tương thích hơn 80% với cơ thể.
- An toàn với sức khỏe.
- Khả năng tồn tại lâu trong cơ thể.
- Ngăn ngừa nguy cơ biến chứng lộ sóng, bóng đỏ đầu mũi.
- Mang lại dáng mũi mềm mại, hài hòa, đẹp tự nhiên.
- Tiết kiệm thời gian nghỉ dưỡng.
Trong số các loại sụn nâng mũi, chất lượng của sụn nâng mũi SoftXiL không thể phủ nhận, chính vì vậy chi phí sử dụng cũng cao hơn so với sụn silicon. Đối với trường hợp mũi hỏng do lần nâng trước, bác sĩ khuyến cáo sụn Softxil không phù hợp để tái sửa mũi.
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả thẩm mỹ, trong nâng mũi bác sĩ thường sẽ kết hợp sụn Softxil cùng với sụn tai để bọc đầu mũi. Với khách hàng có sống mũi gồ, vẹo phải tiến hành xử lý trước khi đặt sụn.
Sụn tự thân
Sụn tự thân là loại sụn được lấy từ chính cơ thể khách hàng. Chúng đáp ứng được các yếu tố:
- Độ tương thích với cơ thể 100%.
- Ngăn ngừa tối đa biến chứng đào thải.
- Tồn tại vĩnh viễn trong cơ thể người.
- Dễ dàng liên kết với cấu trúc xương mô cũ.
Sự kết hợp hoàn hảo giữa sụn nhân tạo và sụn tự thân sẽ mang lại dáng mũi mềm mại, tự nhiên, thanh thoát và đảm bảo tính an toàn.
Sụn sườn
Sụn sườn tự thân được lấy từ vị trí xương sườn số 6 hoặc số 7. Sụn sườn được bác sĩ cắt gót, tạo hình nhằm dựng trụ mũi vững chắc. Mặc dù sụn được lấy tại xương sườn nhưng do quá trình tái tạo sụn mới diễn ra nhanh chóng nên đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe của khách hàng.
Ưu điểm của sụn sườn:
- Tương thích 100% với cơ thể.
- An toàn với cơ thể.
- Mang lại dáng mũi đẹp hoàn hảo, tự nhiên và bền vững.
- Không biến chứng, không đào thải.
- Đặc biệt phù hợp sửa mũi hỏng với các trường hợp: sống mũi vẹo, bóng đỏ, lộ sống, mũi hỏng tai nạn, mũi co rút ngắn hếch…
- Không xâm lấn trong quá trình phẫu thuật, hạn chế tối đa đau đớn, khó chịu.
Nhược điểm duy nhất của nâng mũi sụn sườn là kỹ thuật lấy sụn khá khó, đòi hỏi sự chính xác và tỉ mỉ cao. Do đó, yêu cầu bác sĩ phẫu thuật phải có tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm và phải được thực hiện trong bệnh viện được cấp giấy phép, đảm bảo các yêu cầu khắt khe của Bộ Y tế.
Sụn vành tai
Trong các loại sụn nâng mũi, sụn vành tai được sử dụng rất phổ biến bởi bản chất cong nhẹ và dẻo dài. Sụn được ứng dụng để kéo dài và bao bọc đầu mũi, tạo độ cong tự nhiên và mềm mại.
Để lấy sụn tai, bác sĩ can thiệp rạch đường dài phía sau tai, dùng dụng cụ y khoa chuyên dụng để lấy khoảng từ 1-2 cm sụn. Vết mổ nhỏ, sụn được lấy với lượng phù hợp, nên đảm bảo độ an toàn cho chức năng hay hình dáng tai.
Đối với trường hợp kết hợp đặt sóng bằng sụn nhân tạo, sụn vành tai có chức năng bao bọc đầu mũi, ngăn ngừa biến chứng thủng đầu mũi hay lộ sụn.
Nhược điểm của sụn vành tai là có thể bị co rút. Vì vậy phải sử dụng đúng vị trí và đúng kỹ thuật.
Sụn vách ngăn
Cuối cùng trong các loại sụn nâng mũi phổ biến không thể thiếu sụn vách ngăn. Sụn nằm ở trong khoang mũi, ngăn cách hai bên lỗ mũi. Trong quá trình nâng mũi, bác sĩ có thể tận dụng một phần sụn vách ngăn để tạo nền mũi vững chắc, đồng thời kéo dài và nâng cao đầu mũi, tạo hình đầu mũi cao bay đẹp tự nhiên.
Mặc dù sụn vách ngăn tương đối cứng nhưng vẫn đảm bảo độ đàn hồi nhất định.
Ưu điểm:
- Sụn tự thân tương thích với cơ thể 100%.
- Có tính bền vững, khó biến dạng.
- Ngăn ngừa biến chứng đào thải.
- Góp phần tái cấu trúc dáng mũi.
Tuy nhiên, với những người từng nâng mũi nhiều lần thường sụn vách ngăn sẽ bị lệch hoặc yếu. Không phù hợp để tái nâng mũi (sử dụng sụn sườn để thay thế).
Lời khuyên của bác sĩ
Bác sĩ Nguyễn Hữu Hoạt dành lời khuyên cho những ai đang chuẩn bị nâng mũi: Hiện nay có nhiều nơi sử dụng sụn giả, sụn kém chất lượng để nâng mũi. Các loại sụn nâng mũi này khi được cấy ghép sẽ gây phản ứng tiêu cực cho sức khỏe, nguy cơ biến chứng nặng nề. Vì vậy bạn cần cẩn trọng, đặc biệt với các địa chỉ không được cấp giấy phép hoạt động.
Bạn nên tìm hiểu và lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín, bác sĩ có chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm. Bên cạnh đó, đừng quên đến trực tiếp cơ sở để được thăm khám và tư vấn cùng bác sĩ để biết chất liệu sụn phù hợp với mình. Không phải trường hợp nào cũng có thể sử dụng sụn giống nhau.
Hy vọng với những thông tin trên đây, bạn đã nắm kiến thức tổng quát về các loại sụn nâng mũi. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp.